Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Sưu tầm: 3 bí mật đơn giản về hạnh phúc

Với 3 điều đơn giản này, bạn sẽ thấy những gì mình đã có là "Hạnh phúc" hay chưa:
Image
 
1. Cách bạn xác định hạnh phúc là gì sẽ ảnh hưởng đến mọi quyết định quan trọng khác trong cuộc sống của bạn. Có người xác định hạnh phúc là những thứ bên ngoài cần đạt được như sự thành công, giàu có, vị trí trong công việc... Một số người khác lại tìm kiếm cảm giác hạnh phúc bên trong như cảm giác hài lòng, tình yêu, cảm giác an toàn...
2. Hạnh phúc thực sự không thể mua bằng tiền và một người hạnh phúc không phải là một kẻ đi mua sắm cảm giác hài lòng. Người ta hạnh phúc hơn khi danh sách những thứ miễn phí trong cuộc sống của họ nhiều hơn như: Tiếng cười, thiền định, lòng tốt, tình yêu, không khí, ánh nắng mặt trời buổi sáng hay ánh trăng trong buổi đêm...
3. Tất cả những người hạnh phúc đều dành thời gian, năng lượng và sự chú ý một cách hợp lý đến những mối quan hệ quan trọng trong cuộc đời họ. Khi lựa chọn thời gian bên người thân và sự bận rộn cho công việc, hầu hết sự bận rộn sẽ thắng nhưng khi dừng lại quan sát và lựa chọn, bạn sẽ nhận ra, một cuộc sống nhiều tình yêu sẽ đem lại cho bạn nhiều niềm vui và sự hài lòng, mang lại cho bạn một cuộc sống hạnh phúc nhiều hơn bạn tưởng.

Theo Quyên Quyên - Dân việt
http://www.ndhmoney.vn/web/guest/tai-chinh-ca-nhan/ngan-sach-gia-dinh/hanh-trang-gia-dinh/view/-/journal_content/3-bi-mat-don-gian-ve-hanh-phuc 


Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Sưu tầm: 8 xu hướng tiêu dùng thời hậu khủng hoảng

Tám xu hướng tiêu dùng thời hậu khủng hoảng (Phần 1)
Tiết kiệm, đơn giản cùng với nhu cầu dồn nén đang hình thành hành vi tiêu dùng mới. Ở hầu hết các nền kinh tế phát triển, hành vi tiêu dùng thời tiền suy thoái là sản phẩm của hơn 15 năm thịnh vượng liên tục. Tuy thỉnh thoảng có suy thoái nhỏ nhưng nhìn chung tăng trưởng và lạm phát giá cả ổn định ở mức thấp vẫn là xu hướng chủ đạo.
 
 
Tốc độ tăng giá trị tài sản và thu nhập cao hơn lạm phát. Từ năm 1995 đến 2005, thu nhập khả dụng ở Mỹ và Anh tăng hơn 30%, ở Thụy Điển và Đan Mạch là 25% và thậm chí ở hai nền kinh tế tăng trưởng chậm như Nhật và Đức, tốc độ này cũng vào khoảng 10%.Bối cảnh kinh tế ấy ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng.
 
Nhu cầu mới xuất hiện và thị trường nhanh chóng mở rộng để nắm bắt. Người tiêu dùng có khả năng chi trả cho những tiện ích, công nghệ và trải nghiệm mới để thỏa mãn sự tò mò và tự thưởng bản thân bằng nhiều sản phẩm cao cấp. Họ có thể trả cao hơn cho những khoản tiêu dùng mang nhận thức xã hội, có thể sản phẩm ấy không hoàn toàn sạch và xanh nhưng miễn là họ cảm thấy chúng xứng đáng.
 
 
Cuộc khủng hoảng này không chấm dứt buổi tiệc vui mà nó thúc đẩy nhiều xu hướng tiêu dùng mới. Sau khi quan sát hàng chục xu hướng nổi lên trong thời gian qua, chúng tôi chọn lọc ra 8 xu hướng mà sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc suy thoái lần này.
Cuộc phiêu lưu của người tiêu dùng
Người tiêu dùng sẽ biểu hiện như thế nào khi chúng ta thoát khỏi cuộc suy thoái? Dù các cuộc suy thoái đều khác nhau về nguyên nhân, độ sâu, thời gian kéo dài và đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất, tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có khả năng dự đoán hành vi tiêu dùng nếu trả lời được ba vấn đề: các cuộc suy thoái trước đã thay đổi phương châm và hành vi tiêu dùng như thế nào; cuộc suy thoái hiện tại giống và khác gì so với những cuộc suy thoái trước; và chuyến phiêu lưu của người tiêu dùng, yếu tố quyết định cách phản ứng và hình thành quỹ đạo thoát khỏi cuộc suy thoái.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm dự báo và phân tích các xu hướng tiêu dùng, chúng tôi đã vận dụng phương pháp này để tư vấn cho nhiều công ty thuộc mọi lĩnh vực trên toàn thế giới về tác động của cuộc suy thoái hiện tại đến hành vi tiêu dùng dài hạn.Có thể sắp xếp các cuộc suy thoái vào hai nhóm chính.
 
Hầu hết đều không kéo dài lâu, không sâu và chỉ gây ra những thay đổi nhất thời trong hành vi tiêu dùng. Phân tích gần đây của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về 122 cuộc suy thoái ở 21 quốc gia phát triển từ năm 1960 đến nay cho thấy một cuộc suy thoái điển hình thường kéo dài 1 năm và khiến GDP giảm trung bình 2%. Thông thường, các xu hướng tiêu dùng nhanh chóng phục hồi sau khi suy thoái kết thúc dù với tốc độ khác nhau ở từng lĩnh vực.
 
Vẫn có một số trường hợp hiếm hoi, suy thoái diễn biến kéo dài và sâu, điển hình là cuộc Đại khủng hoảng trong thập niên 1930 và "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản. Những cuộc suy thoái này làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của người tiêu dùng và để lại tác động lâu dài đến hành vi mua sắm của họ. Nhiều người trải qua cuộc Đại khủng hoảng duy trì thói quen chi tiêu tằn tiện cho đến cuối đời.
 
Chúng còn thay đổi bộ máy điều hành, tác động đến doanh nghiệp và tiêu dùng (hẳn nhiều người vẫn còn nhớ Đạo luật Glass-Steagall năm 1933, đạo luật buộc các ngân hàng thương mại tách hẳn hoạt động ngân hàng thương mại thuần túy ra khỏi hoạt động ngân hàng đầu tư nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ. Tuy nhiên, cách đây hơn một thập niên, người ta đã bãi bỏ nó).
Cuộc suy thoái hiện tại hội tụ nhiều đặc điểm của hai loại suy thoái nói trên. Hầu hết các cơ quan giám sát như IFM, World Bank, OECD cùng toàn bộ cơ quan dự báo tư nhân trên toàn thế giới đều nhất trí rằng nó sẽ không sâu như Đại khủng hoảng cũng như không kéo dài như "thập kỷ mất mát". Tuy nhiên, có vẻ như đây là cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại khủngh và sẽ có tác động đến tất cả các thị trường cũng như người tiêu dùng trong nền kinh tế toàn cầu.
Sau đây là mô tả chi tiết về 8 xu hướng đang ngày càng quan trọng trong kinh doanh. Chúng tôi phân loại chúng theo tiêu chí độ chín muồi và khả năng chúng mạnh lên hay suy yếu do tác động của suy thoái.
Xu hướng chủ đạo
1. Nhu cầu về tính giản đơn
Các cuộc suy thoái bao giờ cũng căng thẳng và làm gia tăng nhu cầu về tính giản đơn. Thậm chí trước khi cuộc suy thoái này diễn ra, nhiều người tiêu dùng đã cảm thấy bão hòa trước quá nhiều lựa chọn và sự kết nối liên tục 24/7, và họ bắt đầu đơn giản hóa.
 
Nhà xuất bản Time Inc. của Mỹ sớm nhận ra xu hướng này và tư bản hóa nó bằng một tạp chí giản đơn nhưng thành công rực rỡ, Real Simple, vào năm 2000. Trong khi đó, Apple cũng nhanh chóng cụ thể hóa tầm nhìn của họ bằng chiếc iPod tinh gọn nhưng thanh lịch vào năm 2001.Cuộc suy thoái hiện tại góp phần thúc đẩy xu hướng này phát triển.
 
Tiêu biểu là sự xuất hiện của loại hình bán lẻ có chọn lọc (cửa hàng cung cấp cho người tiêu dùng một số gói sản phẩm giới hạn), sự gia tăng nhu cầu về giá trị và uy tín thương hiệu, sự phát triển của nhiều dạng dịch vụ tư vấn thông qua các mạng xã hội và trang web xếp hạng sản phẩm; tất cả chỉ nhằm đơn giản hóa và tạo tính hấp dẫn cho quá trình lựa chọn bằng các công nghệ mới thân thiện với người dùng.
 
Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển mạnh song song với quá trình phục hồi của nền kinh tế trong dài hạn. Không giống như người tiêu dùng vào các thời kỳ suy thoái trước đây, những người đón chào sự bình ổn tài chính bằng một đại tiệc mua sắm, người tiêu dùng hiện tại bước vào cuộc suy thoái trong tư thế quá no đủ và khi khả năng chi tiêu của họ phục hồi, họ sẽ tiếp tục mua những sản phẩm đơn giản nhưng có giá trị cao.
2. Ban giám đốc luôn được đặt trong tầm ngắm
Cuộc khủng hoảng tài chính làm bật lên vai trò của điều hành doanh nghiệp, đặc biệt là hành động phi pháp và đồng lõa của các thành viên trong ban giám đốc. Hành động sai trái của ban giám đốc, vốn có thể được giấu nhẹm đi trong thời kỳ thịnh vượng, đang làm dấy lên làn sóng phản đối dữ dội từ phía người tiêu dùng và các cơ quan quản lý khi mà nền kinh tế tiếp tục đi xuống.

Từ lâu, mức lương thưởng cao quá đáng của ban giám đốc các tập đoàn đã là chủ đề công kích của dư luận, cuộc suy thoái lần này như giọt nước tràn ly khi những người dân thường "nhấn chìm" Đồi Capitol bằng e-mail và điện thoại cáo buộc hành vi sai trái của một số giám đốc điều hành cao cấp, những người mà thậm chí còn bị dọa giết.Cũng tương tự xu hướng về tính giản đơn, việc các ban giám đốc bị đặt trong tầm ngắm của dư luận đã diễn ra nhiều năm qua sau thất bại của Enron và WorldCom hồi đầu thập kỷ. Việc chính phủ chi các khoản giải cứu khổng lồ trích từ tiền thuế của dân để hỗ trợ những công ty thất bại vì quản lý kém càng làm xu hướng này trở nên nghiêm trọng, mà từ đó, hai hậu quả nhãn tiền là: can thiệp của chính phủ sẽ ngày càng sâu rộng và phản ứng của người tiêu dùng với các công ty này càng tồi tệ hơn bao giờ hết.
 
Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong giai đoạn suy thoái nhưng sẽ hạ nhiệt nếu xét về dài hạn. Khi nền kinh tế khởi sắc, trừng phạt những công ty xấu không còn là một trong những ưu tiên hàng đầu.
(còn nữa)
- Bài viết của Paul Flatters và Michael Willmott trên Harvard Business Review -
 
  (Theo Hoàng Đăng/Tuần Việt Nam dịch)

Tám xu hướng tiêu dùng thời hậu khủng hoảng (Phần 2)
Một bộ phận người tiêu dùng không còn lựa chọn nào khác ngoài tiết kiệm. Ngay cả những người tiêu dùng giàu có cũng ngày càng thắt chặt hầu bao. 
Xu hướng tiến bộ
3. Tự nguyện tiết kiệm
Đây là một xu hướng còn khá mới và chỉ vừa xuất hiện ba năm trước thời điểm khủng hoảng xảy ra. Theo nghiên cứu của chúng tôi, bộ phận người tiêu dùng giàu có ngày càng bất mãn với thói chi tiêu vô độ.
 
Nhiều người ao ước có một cuộc sống lành mạnh và ít lãng phí hơn. Họ quan tâm nhiều đến tái chế, mua sản phẩm đã qua sử dụng và dạy dỗ con cái mình những giá trị truyền thống, những hành vi liên hệ chặt chẽ với nhu cầu ngày càng tăng về tính giản đơn và sự quan tâm mạnh mẽ đến loại hình tiêu dùng thân thiện với môi trường.
 
Ban đầu, nhiều người tiêu dùng không dám thừa nhận sự quan tâm của mình đến yếu tố tiết kiệm bởi họ sợ người khác cho rằng mình ngốc hoặc ky bo. Tuy nhiên, cuộc suy thoái đã giúp ý thức tiết kiệm được chấp nhận, thậm chí còn rất thịnh hành. Mốt trồng rau củ trong khu vườn chiến thắng của người giàu sau Thế chiến II đang trở lại.
 
Một ví dụ khác, công ty Eurocamp ở Anh chuyên tổ chức những chương trình mang đến trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên trước đây tưởng chừng phải lâm vào cảnh phá sản nhưng bây giờ đang phát triển mạnh mẽ, trở thành lựa chọn thay thế cho các chuyến nghỉ dưỡng cao cấp.
 
Sự phục hồi của nền kinh tế thường giải phóng nhu cầu chi tiêu bị dồn nén và chúng tôi dự đoán rằng người ta sẽ mua một số món hàng được trợ giá để thay thế những vận dụng bền nhưng đã cũ trong nhà. Tuy nhiên, theo nhận xét của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong Hội nghị thượng đỉnh G-20 hồi tháng 3/2009, nước Mỹ một thời nổi tiếng với lối chi tiêu thả sức sẽ không trở lại với hình ảnh "thị trường tiêu dùng tham lam" như nhiều người dự đoán.
  
 
Theo quan sát của chúng tôi, các vụ mua bán sau suy thoái sẽ có quy mô giới hạn hơn rất nhiều so với trước đây. Và xu hướng tự nguyện tiết kiệm sẽ tiếp tục phát triển trong dài hạn, khi mà nó tiếp tục mang đến sự thỏa mãn cá nhân và thực tiễn cho người tiêu dùng.
4. Tiêu dùng thay đổi liên tục
Vào thời điểm trước suy thoái, người tiêu dùng đã trở nên dễ thay đổi, không kiên định. Họ luôn nhanh chóng tìm được sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình và cũng nhanh chóng từ bỏ sau thời gian ngắn sử dụng. Và họ mang sự trung thành vốn ngày càng thất thường này vào cuộc suy thoái.
 
Như phát hiện của Starbucks, khách hàng thông thường của họ đã chán những ly cà phê giá 4 USD và bắt đầu bỏ đi theo tiếng gọi của những nhãn hiệu cạnh tranh khác cũng tốt không kém nhưng có giá rẻ hơn như Dunkin' Donuts. Xu hướng này ngày càng lan rộng nhờ phương thức truyền miệng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến.
 
Các chiến lược mua sắm được hỗ trợ bởi công nghệ hay các mạng xã hội sẽ khiến xu thế này tiếp tục phát triển mạnh trong và sau quá trình hồi phục kinh tế. Sản phẩm người tiêu dùng mua có thể thay đổi, như niềm tin thương hiệu của họ, nhưng cơ chế họ đưa ra quyết định thì vẫn tồn tại lâu bền.
Xu hướng đang chậm lại
5. Tiêu dùng "xanh"
Ý thức bảo vệ môi trường đã ăn sâu vào nhận thức của người tiêu dùng và các nhà hoạch định chính sách dù mức độ thể hiện ở mỗi đối tượng là khác nhau. Người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến những sản phẩm và dịch vụ "xanh" trong thập niên qua; họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho cơ hội được làm việc tốt, mà trong nhiều trường hợp là cơ hội được người khác thấy mình làm việc tốt.
 
Tuy nhiên, những sản phẩm thân thiện với môi trường đang gặp nhiều khó khăn trong gian đoạn suy thoái khi người tiêu dùng sẽ bỏ qua chúng do mức giá quá cao mà chuyển xuống các phương án giá rẻ hơn - từng rất khó mua một chiếc Toyota Prius nhưng ngày nay chúng lại nằm đóng bụi trong xưởng.
 
Theo nghiên cứu của chúng tôi, xu hướng tiêu dùng "xanh" chỉ suy giảm nhưng không dừng hẳn trong cuộc suy thoái lần này. Người tiêu dùng đang cắt giảm chi tiêu cho những sản phẩm "xanh" đắt đỏ (vốn là cách nhiều người bày tỏ sự ủng hộ phong trào bảo vệ môi trường) như các loại ôtô lai hai động cơ mà thay vào đó, họ chi tiêu một cách thận trọng, chọn những loại sản phẩm rẻ hơn và hạn chế lãng phí bằng việc tắt đèn khi không dùng, tăng cường tái chế và giảm mua sắm.
 
Xu hướng tiêu dùng "xanh" này được sự cổ vũ mạnh mẽ của xu hướng chuộng tính giản đơn, chi tiêu tiết kiệm và các tiêu chuẩn xã hội mới hạn chế thói tiêu dùng vô độ. Chúng tôi hy vọng xu hướng tiêu dùng "xanh" này sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại sau suy thoái theo hai khía cạnh: cắt giảm chi phí và khẳng định thương hiệu. Khi người tiêu dùng khôi phục niềm tin và thu nhập khả dụng, họ sẽ vẫn tiếp tục bày tỏ sự quan tâm của mình đến vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường.

6. Niềm tin bị bào mòn
 
Sự kính trọng của công chúng dành cho các viện nghiên cứu và cơ quan chính phủ đã và đang liên tục tụt giảm trong nhiều thập niên qua bởi người tiêu dùng ngày càng tự tin vào khả năng tìm kiếm thông tin của mình và tận dụng các mạng gia đình và xã hội để đưa ra những lựa chọn khôn ngoan.
 
Niềm tin sụt giảm còn xuất phát từ việc công chúng ngày càng hoài nghi chất lượng của các nguồn thông tin truyền thống do các doanh nhân, nhà kinh tế học, những người khoác lên mình học vị tiến sĩ cung cấp.
 
Những cuộc suy thoái nhỏ thường khiến xu hướng này gia tăng do người tiêu dùng mất lòng tin vì những sai lầm của các viện nghiên cứu. Trong những cuộc suy thoái sâu như Đại khủng hoảng thì một phản ứng ngược có thể xảy ra: Công chúng, dù hiểu rằng chính sự tham lam và khinh suất của chính phủ và các doanh nghiệp là nguyên nhân đưa họ vào cảnh khốn cùng, vẫn tin rằng chỉ những tổ chức này mới có khả năng đưa họ ra khỏi khó khăn và bắt đầu trông chờ tín hiệu giải cứu và sự hướng dẫn từ họ.
  Chính sách kinh tế mới (New Deal) của chính phủ Mỹ trong thập niên 1930 đã hình thành nên những tổ chức như FDIC, SEC và chương trình Works Progress Administration, tạo ra công ăn việc làm cho hàng hiệu người, giúp khôi phục lòng tin trong dân chúng vào giới cầm quyền.
 
Với cuộc suy thoái lần này, chúng tôi dự đoán lòng tin của dân chúng vào chính phủ sẽ phục hồi trong ngắn hạn do những biện pháp can thiệp mạnh mẽ của chính phủ nhằm cải tổ doanh nghiệp, bình ổn thị trường, tạo công ăn việc làm và giúp nhiều gia đình không vào cảnh vô gia cư.
 
Tuy nhiên, xét về dài hạn, niềm tin sẽ tiếp tục suy giảm do người tiêu dùng ngày càng hiểu biết hơn trong việc thu thập thông tin và ra quyết định trong khi các nguồn thông tin và hướng dẫn truyền thống khó lòng đáp ứng được kỳ vọng của họ.
 
- Bài viết của Paul Flatters và Michael Willmott trên Harvard Business Review -
 

Tám xu hướng tiêu dùng thời hậu khủng hoảng (Phần 3)
Dù có nhiều điểm chung với xu hướng tiêu dùng "xanh" nhưng xu hướng tiêu dùng đạo đức có vẻ khó đi sâu vào văn hóa và nhận thức của người tiêu dùng nói chung. 
Xu hướng dừng hẳn
7. Xu hướng tiêu dùng có đạo đức
Những sản phẩm "thương mại bình đẳng", được sản xuất tại địa phương, hay trứng gà từ gà thả rông thường đắt hơn các sản phẩm truyền thống. Dù có nhiều điểm chung với xu hướng tiêu dùng "xanh" nhưng tiêu dùng đạo đức khó đi sâu vào văn hóa và nhận thức của người tiêu dùng.
 
Năm qua, các hoạt động quyên góp từ thiện của những tổ chức như Hội Chữ thập đỏ chứng kiến mức giảm hai con số. Khi người ta chỉ tập trung lo cho cái ăn của con cái mình, lo cho mái nhà họ đang trú ngụ thì quan tâm đến những trẻ em khác trên thế giới hay bảo vệ động vật sẽ nằm ở cuối danh sách ưu tiên.
 
 
Khi kinh tế phục hồi, chúng tôi hy vọng xu hướng này sẽ dần trở lại. Khi niềm tin trở về với người tiêu dùng, đầu tiên người ta sẽ mua những thứ mà họ cần, sau đó mới dần trở lại với thói quen mua sắm có đạo đức thời tiền suy thoái.
8. Xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm tột độ
Bên cạnh sở hữu vật chất, nhu cầu có được những trải nghiệm thư giãn hay tột độ đã có được chỗ đứng vững vàng trước khi suy thoái diễn ra. Những trải nghiệm với giá tương đối rẻ, tiết kiệm và có khả năng kết nối con người với thiên nhiên sẽ phát triển mạnh mẽ.
Trong khi đó, những loại trải nghiệm tột độ vốn thường đắt đỏ, nguy hiểm, phù phiếm và tàn phá môi trường như chạy xe đua hay thậm chí du hành vào không gian, đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ ý thức trách nhiệm và tính nghiêm túc trong giai đoạn suy thoái.

Xu hướng này khá mới mẻ nên chúng tôi phải sử dụng bằng chứng từ các cuộc suy thoái trước để mô tả quỹ đạo phát triển của nó. Chẳng hạn, những chuyến du hành đường dài giảm 9% vào đầu giai đoạn suy thoái thập niên 1990 trong khi du lịch cự ly ngắn lại thực sự được nhiều người ưa chuộng.
Theo khảo sát của chúng tôi, người tiêu dùng cảm thấy những trải nghiệm tột độ hấp dẫn bởi chúng khiến họ cảm thấy khác biệt. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng có phần "chơi trội" này không được ưa chuộng như xu hướng đơn giản và tiết kiệm, và nó khó lòng phục hồi sớm.
Nền kinh tế khó đoán và người tiêu dùng lại hay thay đổi. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng vào tính đúng đắn của những xu hướng được mô tả trên đây, và chúng sẽ phần nào giúp các chuyên gia marketing tìm ra phương hướng. Đặc biệt, tôi tin rằng bộ phận người tiêu dùng trưởng thành trong giai đoạn khủng hoảng lần này sẽ giống như ông cha họ ở thời điểm Đại khủng hoảng mà tiếp tục duy trì hành vi, thái độ tiêu dùng hiện tại đến cuối đời.
 
Vài thập niên tới, một số người sẽ quay về với các mô thức tiêu dùng thời kinh tế bùng nổ trong khi hàng triệu người dưới 35 tuổi bước vào giai đoạn khủng hoảng này sẽ duy trì thói quen tiêu dùng đơn giản, tiết kiệm, "xanh" nhưng cũng dễ thay đổi và họ cũng đặt ra các tiêu chuẩn rất cao cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp hãy nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng một cách khôn ngoan và sẵn sàng phục vụ họ.
 
- Bài viết của Paul Flatters và Michael Willmott trên Harvard Business Review -

Nguồn: http://hoidoanhnhan.vn/news_detail_hdn.php?id=2534

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Đồ chơi Ngon – Bổ - Rẻ mẹ làm cho con

Ảnh: sưu tầm

Thế nào là đồ chơi Ngon – Bổ - Rẻ?
Ngon: đảm bảo vệ sinh, an toàn và làm con thích thú
Bổ: giúp con phát triển về thể chất và trí tuệ tương ứng với từng giai đoạn của lứa tuổi
Rẻ: tận dụng vật dụng xung quanh để tạo ra, tức là tạo ra với chi phí thấp nhất có thể


1. Xúc xắc
Hãy thay thế những cái xúc xắc bằng nhựa chứa chất độc hại xuất xứ từ Trung Quốc láng giềng đểu, cũng không cần mua xúc xắc đắt tiền nữa.
Chọn 1 hộp giấy nhỏ vừa tay cầm của trẻ của các nhãn hàng có uy tín, tốt nhất là hộp giấy có tráng lớp bóng với màu sắc sặc sỡ, bỏ vào đó vài vật nhỏ cứng như khuy, hạt đậu đỗ…để khi lắc hộp thì đây là tác nhân gây ra tiếng động. Mẹ nhớ dùng băng dính dán kín các mép gấp để tránh vật nhỏ lọt ra ngoài gây hại cho bé, trong khi lớp bóng có tác dụng chống bục rách vì nước bọt của bé ngấm vào khi ngậm. Giữ gìn đồ chơi sạch sẽ là quan trọng với em bé đang ở giai đoạn khám phá bằng mồm.
Hoặc lấy 1 lọ men tiêu hóa (Biolactomin chẳng hạn, lọ thủy tinh nhỏ như lọ penixilin có nút là cao su), bỏ vào đó vài ba hạt đỗ đen, đóng nắp cao su rồi may vải kín khít, may nối 2-3 lọ để làm con sâu. Giá sử bé có đập bể thì các vật bên trong không lọt ra ngoài hoặc gây thương tích cho bé nhờ lớp vải bọc bên ngoài.
Tất cả các món trên, cha mẹ nên giữ gìn sạch sẽ, cho con chơi ở nơi có thể kiểm soát canh chừng và thường xuyên kiểm tra độ bền để đảm bảo an toàn.

Sưu tầm: Bill Gates - Rửa bát mỗi tối, nộp thuế 6 tỷ đô và … để lại cho con 0,05% tài sản

Tối nào tôi cũng rửa bát, chắc chắn đó là một nghi lễ đáng để duy trì,” Bill Gates nói
Rửa bát mỗi tối và chỉ để lại cho con 0,05% tài sản
Trong cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình ABC, có độc giả hỏi Bill Gates hay là ông đã quên mất tiền là gì rồi mà chỉ định để lại cho bốn người con mỗi người có 10 triệu USD.
Gates đáp “chắc chắn” ông đã mất cảm giác với rất nhiều thứ trên đời.
“Lâu lắm tôi chưa đi dọn cỏ trong vườn,” ông đùa. “Tôi quên mất cảm giác ấy nó thế nào rồi. Nhưng tối nào tôi cũng rửa bát, chắc chắn đó là một nghi lễ đáng để duy trì.”
Gates nói ông không muốn để lại cho con cái quá nhiều tiền vì ông muốn các con “tự do chọn lựa con đường mình sẽ đi”.
“Tôi nghĩ đứa trẻ nên lớn lên với nhận thức rõ ràng rằng mình phải tự tạo ra con đường của chính mình, tự chọn lấy công việc mình sẽ theo đuổi. Chúng phải hiểu không phải cứ muốn bao tiền cũng được,” ông nói.
“Tôi thực sự nghĩ rằng để lại cả đống tiền cho các con là có hại cho chúng chứ chẳng phải có lợi, đặc biệt là nếu bạn bè nhìn vào chúng chỉ thấy một đống tiền, mà bản thân chúng nhìn vào mình cũng có suy nghĩ tương tự.”
Nộp thuế 6 tỷ USD
Chủ tịch Microsoft Bill Gates nói nếu chính phủ muốn đánh thuế Microsoft và các đại gia công nghệ khác, chỉ cần đổi luật là xong.
Nói về chiêu trò né thuế của các công ty công nghệ lớn như Google và Apple, tỷ phú Bill Gates nói ông là “một trong những người hiếm hoi đang nộp thuế bằng tiền tươi thóc thật.”. Tính tới nay, vị tỷ phú giàu nhất thế giới này đã nộp 6 tỷ USD tiền thuế.
“Tôi thấy những gì chính phủ mang lại cho mình là cực kỳ giá trị,” Bill Gates nói. “Và theo như tôi được biết thì tất cả các công ty công nghệ tới nay đều tuân thủ triệt để luật pháp hiện hành.”
Và vì mọi điều luật đều được tuân thủ, nên nếu ai đó đòi lớn tiếng đòi đánh thuế các công ty lớn, họ “nên sửa đổi luật “.
“Tôi mừng là người ta đang tranh luận về chủ đề này, nhưng các công ty công nghệ không cần phải lấy cả đống tiền của cổ đông nộp cho nhà nước trong khi luật không yêu cầu,” Bill Gates nói.
“Nếu mọi người cứ muốn doanh nghiệp phải nộp một số tiền cố định, thì hãy định ra số tiền ấy đi; doanh nghiệp sẽ vui vẻ mà tuân thủ bất kỳ điều luật nào.”
Viện trợ không phải là thúc đẩy ăn bám
Khi được hỏi về một cuốn sách cho rằng viện trợ nước ngoài đang làm hại cho Châu Phi và cần phải hạn chế viện trợ, Bill Gates cho rằng cuốn sách ấy khiến người ta “nảy ra ý xấu”.
Cuốn “Dead Aid” (Viện trợ chết) của Dambisa Moyo cho rằng “viện trợ phát triển dường như vô hạn cho các chính phủ Châu Phi đã thúc đẩy thói ăn bám, khuyến khích tham nhũng và rút cục lại kéo dài tình trạng nghèo đói.”
Tỷ phú Bill Gates nói tác giả cuốn sách này “không hiểu lắm về viện trợ và những gì tiền viện trợ đang làm “.
“Cứu trẻ con thoát chết không phải là tạo ra thói ăn bám. Nếu bọn trẻ ốm quá chúng không thể đến trường. Nếu ăn uống thiếu chất quá não chúng không phát triển được. Cứu vớt bọn trẻ không phải thúc đẩy là thói ăn bám.”
Theo Trí Thức Trẻ
http://phamngocanh.com/thu-vien/bill-gates-rua-bat-moi-toi-nop-thue-6-ty-do-va-de-lai-cho-con-005-tai-san/

Chế độ ăn giúp chiều cao tăng lên "vùn vụt"

Chế độ ăn giúp chiều cao tăng lên "vùn vụt"















































Mèo Ròm - Theo TTVN
http://kenh14.vn/gioi-tinh/che-do-an...6053719164.chn

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Nếu mai thất nghiệp

Thất nghiệp có nghĩa là tôi sẽ có thêm thời gian và ít tiền đi hoặc là không có. Song xét trên khía cạnh tiền vào - ra thì chưa hẳn đã là điều quá xấu. Nếu quy ra tiền, thì cái gì cũng có giá của nó.

Giả sử mai tôi thất nghiệp thì sao?
Từ bây giờ tôi phải nhanh chóng lấp đầy yếu điểm quan trọng là CV. Mất máy tính, mất toàn bộ dữ liệu khiến tôi sẽ mất rất nhiều thời gian để khôi phục lại.
Lần theo các mối quan hệ, đề nghị giúp đỡ và chờ đợi.
Ngày hôm sau, thay vì tất bật dậy sớm chuẩn bị cho 2 con thì tôi thong thả làm.
Sắp xếp lại nhà cửa
Sắp xếp lại việc nuôi dạy con, thử sức với làm mẹ full-time
Sắp xếp lại bản thân từ hình thức đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
Tạo dựng cho mình một mảnh vườn nhỏ
Tôi biết kiếm việc mới không đơn giản, cũng như áp lực của việc ngồi rỗi cũng không nhỏ.

Nhưng tôi sẽ biết ơn vì tôi có thể:
hôn con nhiều hơn
nhìn con lớn
chơi với con
nghĩ mưu mẹo để con tự học, tự lập hơn trong cuộc sống
để bố mẹ tôi có thể nghỉ ngơi

Vì tôi không có nhiều tiền và còn nhiều việc phải làm cần đến tiền, cũng như chẳng biết mình sẽ còn thất nghiệp trong bao lâu, nên tôi sẽ phải:
kiếm một/ một vài việc làm tạm để bổ sung thu nhập
cân nhắc trong tiêu dùng hơn nữa để giảm chi phí mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
học thêm kỹ năng để dễ kiếm việc hơn
hiểu rằng "thất nghiệp không phải là không có việc làm mà là dạng chuyển đổi việc làm"

Tôi đã cảm thấy vững tâm đối diện thất nghiệp.

Sưu tầm: Hãy quên tiền lương đi!

Buffett đã chia s nhiu kinh nghim đđưc thành công trong con đưng s nghip.
“Nhà tiên tri x Omaha” Warren Buffett va tham gia chương trình “Office Hours” ca Levo League vi vai trò là mt ngưi c vn dày dn kinh nghim.  Levo League là mt công ty hot đng trong lĩnh vc tư vn ngh nghip và do đó bui nói chuyn ca Buffett xoay quanh nhng bí quyết đ có mt s nghip thành công
T Business Insider đim li mt vài đim mu cht trong cuc phng vn ca Buffett:
1. Hãy tìm kiếm nim đam mê ca bn
"Đừng bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm công việc mà bạn thực sự đam mê”, Buffett nói. “Hãy cố gắng tìm một công việc mà bạn sẽ chọn nếu như bạn đã độc lập về tài chính …. Hãy quên tiền lương đi, không có gì tuyệt vời hơn nếu như được làm công việc yêu thích với những người mà bạn thực sự yêu quý”.
2. Thn tưng ca bn là ai
"Nói cho tôi biết ai là người mà bạn ngưỡng mộ, tôi sẽ biết được bạn trở thành người như thế nào trong tương lai. Người anh hùng của cuộc đời bạn đóng vai trò rất quan trọng”.
Buffett cho rằng ông rất may mắn khi có nhiều thần tượng để học tập và họ đã không làm ông thất vọng.
3. Hc cách giao tiếp hiu qu
Buffett tiết lộ khi ông theo học MBA tại Đại học Columbia, ông rất sợ việc nói trước đám đông. Ông cũng đã đăng kí tham gia khóa học tại Dale Carnegie nhưng lại thay đổi vào phút cuối. Sau khi tốt nghiệp, Buffett lại nhìn thấy quảng cáo của khóa học này và quyết định sẽ tham gia.
Buffett cho rằng khóa học này đã tạo nên những thay đổi lớn trong cuộc đời của ông.
4. Phát trin các thói quen lành mnh bng cách hc tp ngưi khác 
Buffett chia sẻ: Hãy chọn người có thói quen đúng đắn, nhìn vào những phẩm chất mà bạn ngưỡng mộ ở người khác và tự hỏi tại sao bạn không thể có những phẩm chất ấy. Chính bản thân bạn là người quyết định bạn có những phẩm chất ấy hay không. Và, sự thực là, bạn có thể có mọi thứ.
5. Hc cách nói "không"
“Bạn sẽ không thể kiểm soát được thời gian, trừ khi có thể nói “không”. Bạn không thể để cho người khác “lên lịch” cho cuộc sống của bạn.
6. Đng làm vic vi ngưi không tr công xng đáng cho bn
Buffett cho biết ông rất ít khi thương lượng với mọi người về tiền lương. Nếu ông là một người phụ nữ và cảm thấy bản thân được trả lương thấp hơn so với ai đó có năng lực tương đương, ông sẽ rất lưu tâm đến điều này và không muốn tiếp tục công việc.
“Nếu ai đó đối xử với bạn không công bằng trong việc trả lương, bạn có thể bị đối xử không công bằng trong hàng trăm vấn đề khác.
7. Hc mi th có th v ngành ca bn
Buffett tiết lộ ông giành ra 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày để đọc sách bởi ông tin rằng phát triển vốn hiểu biết của bản thân sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề phát sinh trong tương lai.
“Tôi biết rất nhiều về những việc mà mình đang làm khi 20 tuổi. Tôi đã đọc rất nhiều và luôn muốn học hỏi mọi thứ liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình”.
8. Ph n tr nên chn nhng ngưi c vn là nam gii
Buffett cho rằng đây là điều rất quan trọng bởi hiện nay phần lớn lãnh đạo nơi công sở vẫn là nam giới.
Thu Hương
CafeF/Tri thc tr
Nguồn: http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/warren-buffett-hay-quen-tien-luong-di-201305090841497709ca32.chn

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Vấn đề của tôi - Giải pháp của tôi

Cuộc sống luôn luôn có vấn đề phát sinh, vấn đề là ta phải giải quyết ra sao; tức là luôn phải cải tiến ấy mà. Vì muốn ghi lại mà có bài viết này. Vấn đề là ở đây toàn chuyện nhỏ lặt vặt trong khi chuyện to có tính quyết định và tính về mặt kinh tế bằng cả đời chuyện nhỏ cộng lại thì tôi lại không đề cập. Mà thực ra vấn đề là tôi chẳng biết mở bài ra sao ấy mà :)
 Thôi, bắt tay vào cải tiến nào!!!

1. Nước rửa bát với việc rửa bát:
Nhận diện vấn đề:
Vì sợ hóa chất và tồn dư nước rửa bát trên bát đũa mà mình dùng NRB của Amway, thấy êm dịu hơn cho da nhạy cảm nếu vì lý do nào đó không dùng găng tay cao su như mình nhưng giá tiền thì không êm dịu chút nào. Nếu chuyển sang dùng NRB phổ thông như Sunlight thì phải tráng nhiều nước, thế thì chi phí nước cũng đáng nghĩ vì nhà mình dùng máy bơm đưa nước lên và bơm gia áp cho nước xuống - như vậy nước là điện. NRB này tính tẩy rửa mạnh nên da tay ngứa, khô nên buộc phải sử dụng găng tay cao su, thỉnh thoảng lại hỏng.
Làm sao để đảm bảo tiêu chí Ngon-Bổ-Rẻ?

Giải pháp:
1. Giữ nước rửa/xả còn tương đối sạch ở bồn rửa bát để ngâm bát đĩa, xoong nồi tối thiểu khoảng 10 phút rồi mới rửa. Nguồn nước này thì mình vẫn thường tận dụng vào nhiều mục đích: lau rửa nhà bếp, lau sàn, đánh rửa nhà tắm, giặt khăn lau bếp, ngâm xoong nồi cho bở...
Quyết định: thực hiện triệt để
2. Pha loãng NRB đến độ thích hợp với tình trạng bát đĩa. Cái này học tập Amway.
Triệt để thực hiện bằng cách chiết 1 ít vào chai nhựa và pha loãng lần 1. Nếu để nguyên trong chai rồi pha loãng vào bát/đĩa thì dễ quá tay mà rót ra quá nhiều- rất hại.
3.Sử dụng phối hợp nhiều loại nước rửa tùy theo tình trạng sạch bẩn của bát đũa. Những chất tự nhiên như chanh, dấm, nước nóng...dành cho bát đĩa ít dầu mỡ, chất tẩy rửa pha chế thì dành cho bát ít dầu mỡ. Sử dụng linh hoạt tùy theo cảm nhận.
4. Nếu sử dụng nước rửa bát thì sau cùng tráng qua nước chanh/dấm pha loãng để trung hòa nhằm hạn chế đến mức thấp nhất có thể lượng tồn dư nước rửa bát trên bát đĩa. Cách này vừa tốt cho sức khỏe, vừa tiết kiệm được nước so với việc chỉ rửa bằng nước để hết lượng tồn dư.
Với các biện pháp trên thì có lẽ không cần đến NRB Amway, cùng với việc chuyển sang sử dụng sản phẩm nội địa như Mỹ Hảo thì sẽ giảm bớt được các chi phí không cần thiết.

2. Tận dụng góc hẹp giữa tường và cạnh tủ lạnh
Nhận diện vấn đề:
Nếu nhà bạn có một góc hẹp giữa tủ lạnh và tường nhà mà bề ngang còn nhỏ hơn cả kệ góc hẹp hay bán trên thị trường. Gọi là khe thì đúng hơn, bề ngang khoảng 6 cm mà mình lại muốn để vào đó 1 cái ghế, 1 cái vợt muỗi (vì tủ lạnh không nên sát khít tường) thì làm sao?
Theo thông tin search được thì kích thước của kệ này là cao x sâu x ngang(cm): 75 x 55 x 13; tức là khe ấy chỉ bằng 1/2 cái kệ này. Và kệ như hình giá tầm 250.000 VNĐ.

Giải pháp:
1. Dùng ghế dạng gấp gọn lại được. Không nhớ chính xác giá nhưng rẻ lắm, tầm dưới 100k thôi, hầu như siêu thị nào cũng có bán.
Kiểu dạng thế này (dùng tạm trong lúc chờ ảnh vật thật).
Mình mua ghế cao hơn cái này để dễ lấy đồ để tầng cao của tủ bếp, hoặc kê trên một bàn nước kiểu Nhật khi cần thắp hương nhằm đỡ tốn diện tích cho một cái ghế cao, hoặc phơi quần áo lên dây cao, và còn nhiều mục đích khác. Để khe gần bếp để khi nào mỏi thì giở ra mà ngồi. Ghế này tuy không có phần lưng dựa nhưng vô cùng tận dùng và là 1 trong những "anh hùng lao động" của gia đình.

2. Dán miếng dính vào cạnh tủ lạnh để treo vợt muỗi. Dự kiến vật nặng nên chọn loại chịu lực lớn nhưng toàn rơi ra nên mình quyết định dùng tấm phủ tủ lạnh như thế này.
Tự may. Đơn giản lắm. Chỉ vài đường vắt sổ và bằng đường thẳng là xong
Một bên để vợt muỗi, còn 1 bên khâu chia các túi nhỏ để đút các bình sữa vào.
Quy thành tiền thì rẻ vô cùng vì vải là tận dụng, còn máy may thì "nhà giồng được". Tuy giá bán của tấm này ngoài thị trường cũng vô cùng rẻ, chỉ 25k thôi nhưng xét về chất lượng vải thì "một trời một vực".
Tấm trải này cũng rất tiện ích: vừa trữ đồ tốt lại tránh mặt tủ lạnh đỡ bụi vừa là đồ trang trí.

Tận dụng vải vụn và sẵn máy nên làm thêm được mấy đôi lót nồi.

3. Rèn luyện khả năng viết

Nhận diện vấn đề:
- Không có hứng khi có thời gian viết, có hứng/ ý tưởng thì lại không có thời gian
- Cách viết chưa lôi cuốn
Giải pháp
- Tạo khu vực có thể ghi memo, ví dụ tủ lạnh hoặc ghi memo vào sổ tay
- Lưu giữ và sắp xếp ý tưởng hàng ngày
- Chưa có hứng cũng ngồi viết, ghi dưới dạng bản nháp thô cũng được và gọt sửa dần

4. Để gột nhanh quần dính "tích phân bậc 1" bết bết của con
Nhận diện vấn đề:
- Cần nhanh
- Cần sạch
- Ít tốn nước, chất tẩy rửa
Giải pháp:
- Gột bằng cách xối nước mạnh vào, góc 30-40 độ cho hiệu quả tốt nhất
- Vò kỹ bằng tay với xà phòng bánh
Với 2 bước này thì quần đã sạch về mức như quần áo thông thường, nên bỏ vào máy giặt bình thường.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Sưu tầm: Một số mẹo hay tận dụng đồ cũ

I. Ngoài sân
1. Xô chậu cũ thành chậu cây cảnh
Với kiểu chậu này thì các bạn cần có: 1 cái xô cũ (hoặc can nhựa hay bất kì cái gì có thể trồng cây), sỏi, xi măng trắng (hoặc thạch cao).

Đầu tiên là pha xi măng trắng sao cho có dạng sền sệt để gắn sỏi lên thân xô. Khi xi măng đã khô thì các bạn pha thêm một chút xi măng trắng ở dạng lỏng hơn rồi quét đều lên toàn bộ chiếc chậu. Cuối cùng, dùng khăn mềm lau sạch nước xi măng là xong.

Với cách này, các bạn chú ý đục một lỗ thủng dưới đáy xô để lấy chỗ thoát nước cho cây nhé!
 Nguồn: http://kenh14.vn/made-by-me/nhung-y-tuong-trong-cay-doc-dao-cho-nha-hep-2012092511349678.chn

II. Trong nhà
1. Mũ trùm đầu khi tắm


III. Nhà tắm
1. Kem đánh răng
Nguồn: http://kenh14.vn/made-by-me/mach-ban-cong-dung-bat-ngo-cua-kem-danh-rang-20130215080821876.chn

IV. Nhà bếp
1. Vỏ cam thừa
Nguồn: http://kenh14.vn/made-by-me/2-cach-tan-dung-vo-cam-chanh-thua-20120914100614907.chn

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Sưu tầm: Mẹo nhà bếp

30 mẹo ngạc nhiên cho nhà bếp

Tay có mùi hành tỏi, chỉ cần chà lên chiếc thìa bằng thép, làm sạch chiếc ấm dính đầy canxi bằng cách đun với dấm, hay nhúng một viên đá vào nồi súp nếu nó quá nhiều dầu mỡ... Dưới đây là những mẹo cho nhà bếp của bạn.
1. Để rửa tay có mùi sau khi cắt hành, tỏi chỉ cần chà tay lên một muỗng bằng thép không gỉ khoảng 30 giây rồi mới rửa lại bằng nước. Thép hấp thụ mùi rất tốt. Nếu bạn có hạt cà phê tươi, nó cũng hấp thụ mùi cũng rất hiệp quả.
2. Nếu bạn quá tay khi nấu canh, chỉ cần thả vào nồi một miếng khoai tây để nó hấp thụ bớt lượng muối dư thừa.
3. Khi luộc trứng hãy cho muột chút muối để vỏ không bị nứt.
4. Không bao giờ đặt trái cây và cà chua trong tủ lạnh nếu bạn không muốn mất đi những lợi ích sức khỏe của nó. Nhiệt độ thấp làm giảm mùi thơm cũng như hương vị củ các loại trái cây.
6. Để làm sạch một chảo gang, không sử dụng chất tẩy rửa hay cọ nồi nếu không muốn mài mòn bề mặt chảo. Thay vào đó hãy dùng khăn giấy sạch chà xát muối lên chảo rồi rửa sạch.
1-jpg-1367976471-1367976707_500x0.jpg
Những mẹo nhỏ sẽ mang đến cho bạn nhiều niềm vui hơn trong nhà bếp. Ảnh: Thinkstock.
7. Để làm sạch chiếc ấm điện bám đầy canxi, hãy đun sôi một hỗn hợp một nửa giấm, nửa nước trong ấm. Sau đó, những mảng bám đó sẽ hết sạch.
8. Khi nồi cơm bị cháy, hãy đặt một miếng bánh mì trắng vào nồi cơm trong vòng 5 đến 10 phút để nó hấp thụ mùi.
9. Trước khi bạn thái ớt, hãy bôi một chút dầu ăn lên tay. Da tay sẽ không hấp thụ ớt cay nữa.
11. Trước khi làm món bỏng ngô trên bếp, hãy ngâm ngô trong nước khoảng 10 phút. Việc này bổ sung độ ẩm giúp ngô chín nhanh và xốp hơn bình thường.
12. Nếu bạn không xác định được trứng của mình có tươi hay không, hãy đăt chúng vào cái chậu có khoảng 10 cm nước. Trứng chìm nghĩa là nó tươi, nếu nổi là đã qua giai đoạn tươi. Và việc của bạn là hãy ăn trước những quả trứng không còn tươi nữa.
13. Loại bỏ vết trà hay cà phê trên cốc sứ của bạn bằng cách dùng hỗn hợp được tạo từ baking soda với nước chanh và kem cao răng. Vết bẩn sẽ đi dễ dàng.
meo1-jpg_1367971604[1214088603].jpg
Ảnh: Thinkstock.
14. Không bảo quản chuối chung với các hoa quả khác. Bởi chuối sẽ giải phóng khí làm quả khác chín nhanh. Việc tách này giúp hoa quả tươi lâu hơn.
15. Để giữ cho khoai tây không nảy mầm trong túi, hãy cho một quả táo vào với nó.
16. Khi làm sạch bể cá nhà bạn, hãy giữ lại nước cống đó. Nitơ và phốt pho trong phân cá là phân bón tốt cho cây.
17. Khi rã đông thịt trong tủ lạnh, đổ thêm một chút dấm lên trên, nó không chỉ làm mềm thịt mà còn giảm nhiệt độ đóng băng và do đó làm nó tan nhanh hơn.
18. Làm sáng đồ bạc bằng kem đánh răng.
19. Baking soda không khử mùi hiệu quả cho tủ lạnh bằng than hoạt tính. Mặc dù vậy, nó vẫn rất tốt để khử mùi cống rãnh, mặt bếp và bồn rửa mặt.
20. Mủ của rau, củ có thể khiến đôi tay bạn đen xì. Lúc này hãy chà một vài lát khoai tây đã gọt vỏ hoặc dùng dấm.
21. Bạn mua bánh mì về mà ăn không hết, hãy cho một nhánh rau cần tây tươi vào túi bánh mì và đóng kín lại. Cần tây có thể phục hồi hương vị và kết cấu cho bánh mì.
22. Nếu muối của bạn vón cục, hãy đặt vài hạt gạo vào hộp muối để  nó ấp thụ độ ẩm quá mức trong đó.
23. Băm thái hành dễ khiến bạn "rơi lệ" và chất cay khiến nước mắt bạn phải rơi tập trung ở phần gốc. Do vậy, giảm cay mắt bằng cách để gốc của nó cắt sau cùng. Có một mẹo dân gian là hãy nhai bất cứ thứ gì khi cắt hành để không bị cay mắt.
meo2-jpg[1214088603].jpg
Ảnh: Thinkstock.
24. Luôn luôn giữ một cây lô hội trong nhà bếp. Nó là vô giá khi cánh tay bị xước hoặc ngón tay bị bỏng. Chỉ cần bẻ đôi lá nha đam và lấy gel bôi lên vết thương.
25. Khi làm món sup, nước sốt, thịt hầm quá nhiều dầu mỡ bạn hãy nhúng vào đó một viên đá. Đá sẽ hút chất béo, ngay sau đó bạn múc đá ra.
26. Nước đã đun sôi để nguội sẽ đóng đá nhanh hơn nước lã. Điều này có ích khi bạn muốn dùng đá sớm.
27. Nếu hai chiếc cốc của bạn dính chặt vào nhau. Tách nó dễ dàng bằng cách cho đá vào ly bên trong, đổ nước ấm vào ly bên ngoài. Thủy tinh gặp nóng sẽ nở, gặp lạnh sẽ co và bạn sẽ tách hai cốc dễ dàng.
28. Để giúp một ngăn tủ gỗ đóng mở trơn tru hơn hãy bôi nến lên ray cửa
29. Khi bị bầm tím hãy lấy một miếng bông viên tròn và ngâm trong dấm trắng rồi áp nó lên chỗ đau. Vết bầm sẽ giảm thâm và sớm biến mất.
30. Để giữ cho rau quả tươi lâu hãy bọc chúng trong báo trước khi cho chúng vào tủ lạnh.
Thanh Thu (theo lifehackery.com)
http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/meo-vat/30-meo-ngac-nhien-cho-nha-bep-2745548.html 

Bí kíp làm bếp để món ăn thêm ngon


1. Với các món canh
- Canh khổ qua (mướp đắng): Chỉ nên nấu canh khổ qua với tôm, thịt nạc băm nhỏ hoặc sườn non. Không nên nấu với thịt bò và cua vì như thế tô canh sẽ mất đi vị đặc trưng. Thịt nạc nên bằm nhỏ, không nên thái lát.
canh-kho-qua-jpg[1332088530].jpg
Canh khổ qua là món ăn rất tốt cho sức khỏe trong những ngày nắng nóng.
- Trong bữa cơm nếu có canh chua thì không nên có khổ qua xào hoặc có canh khổ qua thì không cần đĩa đồ chua. Lý do, khi ăn, bạn sẽ thấy khổ qua đắng hơn và vị chua sẽ mất ngon.
- Canh bầu, bí đao: Khi nấu hai loại canh này, bạn tuyệt đối không nêm nước mắm vì sẽ làm nước canh có vị chua. Bạn chỉ nên sử dụng muối hoặc hạt nêm. Bí đao nấu với xương, thịt nên thái miếng to, ngược lại khi nấu với tôm thì nên thái nhỏ sẽ ngon hơn.
- Rau muống nấu canh ngon nhất là với tôm, cua, nghêu, hến hoặc thịt bò. Không nên nấu với thịt nạc heo vì canh sẽ không có vị ngọt, không ngon.
- Cách hầm xương heo khi nấu canh: Xương heo rửa sạch, cho vào đun sôi trong khoảng 5 phút, tắt bếp và đậy kín nắp. Khi nào đến bữa ăn thì đun sôi lại, cho nguyên liệu nấu canh vào, khi sôi thì tắt bếp đậy nắp lại. Trong quá trình ngâm, xương sẽ rất nhanh mềm và nước có vị ngọt, không nên để nồi sôi trên bếp cả giờ vì như vậy chưa chắc xương đã mềm mà lại tốn gas.
2. Với các món khác:
- Để khử mùi tanh của giá đỗ, khi xào bạn hãy cho một thìa giấm vào. Khi làm dưa góp, cho một ít rượu trắng vào món ăn sẽ hấp dẫn và ngon hơn.
- Muốn xào món gan ngon và trên miếng gan không bị dính các hạt cứng, bạn chỉ cần chần qua nước sôi khoảng 2 phút rồi mới ướp gia vị. Khi xào phải để lửa to và đảo nhanh tay.
- Cắt hay tỉa ớt, nếu tay bạn bị dính cay, gây bỏng rát, hãy lấy một ít đường cát xoa rồi rửa sạch, hoặc có thể dùng giấm cũng làm tay đỡ rát hơn.
Khánh Hòa tổng hợp
 http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/am-thuc/bi-quyet/bi-kip-lam-bep-de-mon-an-them-ngon-2740960.html

Sưu tầm: Giá và các món ăn từ giá đỗ

I. Làm giá
II. Các món ăn từ giá
1. Giá luộc
2. Canh giá đậu phụ
3. Giá xào thịt
4. Dưa giá
Nguyên liệu:
 
1 củ cà rốt, hẹ, 200g giá, 1 quả ớt, 1 củ gừng, giấm, bột nêm, đường, muối.
 
Cách làm:
Bước 1: Cà-rốt rửa sạch, gọt vỏ, bào sợi. Có thể thái sợi dài và nhuyễn.
Bước 2: Gừng gọt sạch vỏ, rửa thật sạch, sau đó đem thái sợi.
Bước 3: Ớt rửa sạch, xẻ dọc, bỏ hạt, tiếp đến thái sợi dài và nhuyễn.
Bước 4: Hẹ rửa sạch, bỏ bớt những đầu lá vàng, cắt khúc dài khoảng 3cm.
Bước 5: Trộn tất cả với 4 thìa súp đường, 7 thìa súp giấm, 1 thìa cà phê bột nêm, muối.
Hoàn thành: Để có món dưa giá giòn, khi làm đừng bỏ quá nhiều muối (không hơn 1 thìa cà phê). Nên cất dưa giá trong tủ lạnh.
Nguồn:  http://giadinh.net.vn/doi-song/cach-muoi-dua-gia-ngon-gion-2010011811363547.htm

Sưu tầm: Ăn uống đảm bảo sức khỏe

Ăn uống còn là một nghệ thuật của sự thưởng thức. Ăn uống đúng cách sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh. Dưới đây là 6 điều cơ bản dành cho người ăn chay để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

1. Thay đổi thực phẩm thường xuyên:
Không một món ăn nào cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, do đó, chúng ta nên dựa vào tỷ lệ dinh dưỡng chay để có một ý niệm khi chọn mua thực phẩm. Đồng thời chú ý cả cách nấu ăn cũng là một vấn đề quan trọng. Nên đơn giản hóa việc nấu ăn mà vẫn đảm bảo thức ăn ngon và đầy đủ năng lượng.

2. Cần Quân bình giữa ăn uống và tập luyện thể dục

Một trong những điều cần thiết chúng ta phải làm là tạo thói quen ăn uống tốt. Nhưng tập luyện thể dục để tiêu năng lượng dư thừa là chuyện quan trọng không kém vì nếu không, cơ thể chúng ta sẽ dễ dẫn đến tình trạng béo phì, từ đó xuất hiện một số bệnh: cao áp huyết, tai biến mạch máu não và tiểu đường. Nên tập thể dục mỗi ngày từ 30 phút đến 1 giờ, 5 lần mỗi tuần sẽ giúp cơ thể tránh được tứ độc, hay ít nhất làm giảm đi sự nguy hại của tứ độc. Thể dục còn làm cho xương cốt được cứng cáp, tim mạch được khỏe mạnh, bắp thịt dẻo dai; giúp cho tinh thần sảng khoái, bớt lo âu hồi hộp, bớt bị trầm cảm; tăng sự tự tin và cảm thấy khỏe mạnh yêu đời, giúp dễ ngủ.

3. Bớt ăn muối
Sodium là loại muối dùng hàng ngày để nêm vào thức ăn, nếu dùng nhiều có thể đưa đến bệnh cao áp huyết. Thức ăn có nồng độ muối cao là các món kho, các món phơi khô, các loại mắm, đồ hộp... Khi nấu thức ăn trong nhà nên tránh nêm nhiều muối.

4. Tránh thức ăn chứa chất béo bão hòa (saturated fat) và cholesterol
Có thể bạn chưa biết

Những chất béo dư thừa, nhất là choleste-rol ứ đọng ở thành mạch máu làm mạch máu nhỏ hẹp dần, đưa đến bệnh tai biến mạch máu não.

Nên hạn chế bớt chất béo thế nào cho tỷ lệ chất béo trong thức ăn chiếm khoảng 15% năng lượng hàng ngày. Chất béo cung cấp năng lượng và cũng là chất trung gian khiến sinh tố A, D, E, và K được hấp thụ qua vách ruột. Những chất béo dư thừa, nhất là cholesterol ứ đọng ở thành mạch máu làm mạch máu nhỏ hẹp dần, đưa đến bệnh tai biến mạch máu não. Nên dùng dầu thực vật để nấu nướng, nhất là dầu olive hay Canola. Nên giảm ăn trứng. Một lòng đỏ trứng cho khoảng 200mg cholesterol.

5. Bớt ăn chất ngọt
Ðường là tiếng gọi thông thường của glucose hay carbohydrate, là một trong ba thành phần dinh dưỡng của cơ thể. Người Việt Nam cũng như các dân tộc Á Châu khác ăn nhiều đường hơn người Tây phương qua dạng tinh bột như: cơm, bún, mì sợi hoặc bánh mì. Những thức ăn khác cho chất đường là: sữa, trái cây, rau và hạt. Khoa học đã chứng minh rằng ăn nhiều đường không liên quan gì đến bệnh tiểu đường mà chỉ liên quan đến bệnh mập phì. Vì vậy, nên giảm bớt ăn ngọt, nếu thích thì phải tăng cường vận động thể dục thể thao để tiêu hao năng lượng dư thừa.

Tuy nhiên, đường, muối và cholesterol đều cần thiết cho cơ thể, không có đường thì không có năng lượng, không có muối thì không có hoạt động, không có cholesterol thì không có kích thích tố (hormone). Hãy nhớ chúng là "bạn" nhưng nếu dùng quá nhiều thì sẽ trở thành "kẻ thù" gây cho ta nhiều bệnh nguy hiểm.

6. Giảm ăn Junk food
"Junk food" là tiếng lóng để chỉ những đồ ăn có mức dinh dưỡng thấp nhưng lại có quá nhiều chất không tốt như: đường, mỡ, và muối có hại cho cơ thể. Những món "junk food" thông thường phải kể là: khoai tây chiên (French fries), pizza, bánh kẹo, các loại chip, các loại snack food... Những món này không nên dùng thường xuyên dễ bị mập và cao mỡ, cao máu. Các thức uống ngọt như: Coca, Pepsi,... cũng được xem là Junk Food. Các món chè có quá nhiều đường, có lẽ cũng nên xếp vào loại Junk Food.

Điều quan trọng là làm thế nào điều hòa thức ăn và tập luyện thể dục cho cân bằng mức cung - cầu của cơ thể. Nói thế không có nghĩa là áp dụng một cách máy móc, nên làm thế nào để ăn uống một cách thoải mái, không quá gò bó mà vẫn cung cấp cho mình lượng dinh dưỡng vừa đủ, đó cả là một nghệ thuật và có tính chất cá nhân.