Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Sưu tầm: Về lò vi sóng và lò nướng

 5 lời khuyên hữu ích khi sử dụng lò vi sóng 

Dụng cụ đựng thức ăn
Trong những điều lưu ý quan trọng nhất khi sử dụng lò vi sóng là không đưa đồ dùng bằng kim loại hay các chất dẫn điện, điện từ vào trong lò bởi các hạt mang điện nằm trong các vật này đặc biệt linh động, dễ dàng dao động nhanh theo biến đổi điện từ trường. Chúng có thể tạo ra ảnh điện của nguồn phát sóng, tạo nên điện trường mạnh giữa vật dẫn điện và nguồn điện, có thể gây ra tia lửa điện phóng giữa ảnh điện và nguồn, kèm theo nguy cơ cháy nổ.
Vì vậy không dùng vật dụng bằng kim loại hoặc bát đĩa nhựa, sứ có trang trí hoa văn kim loại cho lò vi sóng để nấu, rã đông (trừ khi dùng chức năng nướng). Việc gói giấy bạc thực phẩm cũng chỉ áp dụng khi dùng chức năng nướng của lò vi ba.
Không dùng các đĩa chất dẻo thông thường vì chúng chịu nhiệt không tốt nên dễ bị biến dạng, thậm chí tan chảy. Nên dùng các dụng cụ đựng thức ăn chuyên dụng cho lò vi sóng.
Bên cạnh đó một số chất độc, có thể gây bệnh nguy hiểm như ung thư, từ bao gói chất dẻo và mực in nhãn bao như adipate, phtalate, benzophenone có thể loang ra thức ăn đun nấu bằng lò vi ba cũng không tốt cho sức khỏe.
Khi nấu
Thời gian, cách thức cũng như nhiệt độ ninh, nướng với từng loại thực phẩm khác nhau cũng cần được chú ý.
Với những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng như trứng, khoai lang, sò, ốc… cần làm thủng một lỗ nhỏ trên bề mặt hoặc bóc vỏ, cắt nhỏ thực phẩm để tránh phát nổ, vì khi nhiệt độ tăng, thể tích bên trong của thực phẩm cũng tăng theo.
Những chất lỏng như sữa, cháo loãng… khi hâm lại bằng lò vi sóng cũng phải được để trong đồ đựng rộng miệng, mặt thoáng, chất lỏng thấp hơn thành đồ đựng để tránh nứt vỡ.
Với các loại thực phẩm đóng hộp, tốt nhất nên đổ thực phẩm ra bát, đĩa rồi mới hâm lại.
Với những loại thực phẩm khô như thịt nguội, xúc xích, ngũ cốc khi chế biến bằng lò vi sóng, cần cho thêm một cốc nước trắng vào lò. Việc này sẽ hạn chế tình trạng ống magnetron (thiết bị tạo ra sóng viba – nhân tố làm chín thức ăn) bị hư hao.
Không dùng lò vi ba để nấu thịt lợn ướp hoặc thăn lợn hun khói. Những thực phẩm này chứa nhiều nitric. Nếu được đun bằng lò vi ba, nitric sẽ trở thành các nitrosamin – những phân tử có thể gây ung thư rất mạnh, không tốt cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Tiết kiệm điện cho lò vi sóng
Một trong những tiêu chí mà bất cứ ai khi đi mua đồ điện tử nói chung và lò vi sóng nói riêng đều quan tâm đó là công suất hoạt động của các thiết bị này có phù hợp với gia đình mình hay không? Nếu sử dụng không đúng công suất sẽ lãng phí điện mà làm giảm tuổi thọ của các thiết bị.
Với lò vi sóng, không nên bật lò trong phòng có điều hòa nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác. Khi nấu nên dùng đồ nấu lớn để thực phẩm không trào ra ngoài không làm hỏng lò.
Trong lò, sóng điện từ phân phối không đều, có chỗ nóng nhiều, chỗ ít nóng (giữa lò). Vì thế ở giữa lò, thực phẩm chậm chín hơn ở chung quanh. Khi nấu, xếp thực phẩm theo vòng tròn, phần thực phẩm to, dầy quay ra ngoài và khi phải khuấy thực phẩm hoặc trở chiều để phân tán nhiệt và làm thực phẩm chín đều, nhanh giúp giảm điện năng tiêu thụ.
Ngoài ra, luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò, để ống magnetron không bị hư hao. Khi món ăn quá khô, có thể để một ly nước trong lò.
Nếu lò vi ba của nhà bạn đã sử dụng quá lâu thì việc thay thế một chiếc lò mới sẽ là một giải pháp đầu tư khôn ngoan và tiết kiệm điện hơn.
Vệ sinh
Nên hạn chế cọ rửa bên trong lò và đĩa quay bằng các hóa chất có tính tẩy rửa mạnh.
Nên ngắt nguồn điện trước khi làm vệ sinh lò, tốt nhất là lau chùi bên trong và cửa lò bằng khăn mềm nhúng dấm hoặc nước cốt chanh.
Nếu lò vi sóng có mùi, chỉ cần cho một bát nước cốt chanh vào lò đun khoảng 5 – 7 phút là được.
Khi nấu thức ăn trong lò vi sóng, rất có thể nước sẽ bị trào ra ngoài. Để rửa sạch những vết bẩn đó, ngay lập tức, hãy rắc một chút muối lên chỗ loang (do nước của đồ ăn trào ra). Đợi đến khi lò nguội, bạn chùi sàn để thức ăn bằng miếng bọt biển ẩm rất dễ dàng.
Vị trí để
Muốn lò vi sóng bền và an toàn, ngoài việc phải đấu dây tiếp mát, cần cắm thiết bị này vào một nguồn điện riêng, ổ cắm phải chắc chắn, tốt nhất là gắn cố định trên hốc tường.
Tuyệt đối không để lò vi sóng xuống đất, những nơi có độ ẩm cao, gần những vật liệu dễ cháy nổ hoặc nhiệt độ cao.
Một vài người có thói quen để lò vi sóng gần bếp ga hoặc gần tủ lạnh. Điều này rất nguy hiểm, vì khi xảy ra cháy nổ lò vi sóng, bình ga hoặc khí ga rất dễ bị nổ theo.

Nguồn: http://thanhlongcotu.com/van-hoc-nghe-thuat/thuong-thuc/181-5-loi-khuyen-huu-ich-khi-su-dung-lo-vi-song.html

FAQs lò nướng và lò vi sóng

1 Khi sử dụng lò nướng cần phải lưu ý những điểm gì?
  • Khi lắp đặt sử dụng nên để lò nướng ở nơi thông thoáng, tiện cho việc thao tác đóng mở cửa lò nướng. Không nên đặt lò cạnh tủ lạnh, tủ đá, máy giặt và các thiết bị đIện tử khác, vì lò nướng có cách nhiệt tốt đến đâu thì nguồn nhiệt từ lò vẫn ảnh hưởng không có lợi đến các đồ đIện tử khác.
  • Khi các thực phẩm đang nướng không được mở cửa lò vì sẽ mất nhiệt lượng và nguy hiểm cho người đang sử dụng khi nhiệt độ lò đang cao, làm thực phẩm lâu chín hoặc chín không đều, làm giảm mùi vị đặc trưng và hao tốn đIện năng.
  • Khi nướng xong thực phẩm, nên lau chùi vệ sinh lò nướng sạch sẽ, nếu để bẩn sẽ khó làm về sinh và khi nướng dễ có mùi khét, bị trộn mùi và mất mùi vị riêng của đồ nướng những lần tiếp theo.
2 Hãy cho biết một số nguyên tắc để sử dụng lò nướng an toàn và hiệu quả?
  • Dù là loại lò nướng cơ hay điện tử thì người sử dụng cần quan tâm chính là những chức năng mà các loại lò nướng này có. Ngoài các chức năng chính đơn giản như chỉnh nhiệt độ, thời gian, phần lớn các loại lò nướng hiện tại đều có núm chỉnh các chức năng nướng để giúp người sử dụng có thể chọn nướng mặt trên, mặt dưới của thực phẩm hoặc cả hai. Ngoài ra còn có chức năng kết hợp như nướng có tay xiên quay, quạt gió, nướng kết hợp, hâm nóng, rã đông…
  • Dùng lò nướng đòi hỏi người sử dụng có kinh nghiệm khi chỉnh nhiệt độ và thời gian tuỳ theo tính chất của từng loại thực phẩm, như những hướng dẫn kèm theo của nhà xản suất khiến cho việc sử dụng dễ dàng hơn. Đã có những trường hợp nướng thực phẩm không chín hoặc chín không đều được Trung tâm Bảo Hành của Hãng tiếp nhận do người sử dụng không quen dùng lò nướng, không làm nóng lò trước khi nướng (những thực phẩm đông lạnh cần làm giã đông trước khi nướng) chọn chức năng và thời gian nướng không phù hợp.v.v…
  • Như đã nói ở trên sử dụng lò nướng ít khi bị trục trặc. Hư hỏng thường hay gặp nhất là hư các núm chỉnh vì người sử dụng văn ngược chiều kim đồng hồ làm gẫy các bánh răng, gẫy trục vặn và đứt dây cót. Đôi khi để nhiệt độ lò quá nóng thường suất hiện mùi khét nhưng mùi khét này phát ra là thực phẩm nướng bị cháy, không làm ảnh hưởng đến lò nướng. Một nguyên nhân chính do bảo quản vệ sinh không tốt nên các loài gặm nhấm là tác nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ra các sự cố hư hỏng đối với lò nướng (chuột làm tổ và cắn đứt dây điện).
3 Hãy cho biết nhiệt độ và thời gian nướng một số thực phẩm phổ biến?
Loại thực phẩm
Nhiệt độ (độ C)
Thời gian nướng (phút)
Bánh mì
190
9 - 12
Bánh ngọt
190
7 - 10
Bánh nướng
160
30 - 40
Cá hấp
250
10 - 15
Thịt gà, vịt, heo, bò
200 - 250
35 - 45
Sườn nướng
250
10 - 15
Đậu rang
120 - 150
6 - 10
4 Hãy cho biết một số nguyên tắc để sử dụng lò vi sóng an toàn và hiệu quả?
  • Lò vi sóng (sóng viba hay còn gọi là sóng siêu cao tần) đã là một trong những thiết bị nhà bếp phổ biến cần thiết đối với cuộc sống hiện đại. Lò vi sóng có thể nấu, hầm, hâm nóng, giã đông thức ăn, nướng cá, thịt, bánh…, với các chế độ cài đặt trương trình chức năng nấu tự động chọn thời gian tương ứng với trọng lượng tuỳ thuộc vào từng loại thực phẩm.
  • Khi lắp đặt và sử dụng nên để lò vi sóng ở nơi thoáng đãng, khô dáo, tránh để gần cửa sổ ánh nắng mặt trời, mưa…sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với lò vi sóng.
  • Khi sử dụng lò vi sóng nấu nướng không dùng đồ kim loại, bát đĩa có viền kim koại, mạ tráng kim loại. Các sản phẩm thuỷ tinh, sành, sứ chịu nhiệt là phù hợp nhất với lò. Không được mở cửa khi lò vi sóng đang hoạt động, đIều đó sẽ gây nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người sử dụng.
  • Lò vi sóng khi hoạt động cần có nguồn điện ổn định. Phải đấu nối dây tiếp đất cho lò, khi không sử dụng trong thời gian dài cần rút dây điện ra khỏi lò vi sóng.
  • Sử dụng lò theo đúng chức năng cho phép, không luộc trứng, sò, ốc…trong lò. Những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng cần phải xăm lỗ để tránh hiện tượng thức ăn phát nổ.
  • Không được đưa vào lò các loại bát, đĩa có viền kim loại, các dụng cụ kim loại vì khi lò hoạt động, sóng viba không xuyên qua kim loại được nên chúng sẽ phản hồi vào bất cứ vật nào là kim loại và gây hiện tượng nóng và đánh lửa rất nguy hiểm. Muốn thử xem vật dụng có phù hợp để nấu trong lò hay không, hãy để vật dụng đó trong một bát nước đầy rồi bỏ vào lò, nếu nước nóng lên mà vật dụng đó vẫn mát tức là nó có thể sử dụng an toàn trong lò vi sóng, còn ngược lại thì không.
  • Khi nấu xong, rút đường điện nguồn của lò rồi mới dùng một chiếc khăn ẩm, mềm lau sạch lò khi đang còn ấm, vì nếu để nguội thì thức ăn rớt ra sẽ bị khô lại, do đó khó làm sạch.
5 Hãy cho biết cách đặt chế độ tự động đối với một số thực phẩm thường gặp?
1 lần
2 lần
3 lần
4 lần
5 lần
6 lần
7 lần
8 lần
9 lần
Cafê/Súp
1 tách
2 tách
(tương
đương
1 súp)
3 tách
(tương
đương
2 súp)
0
0
0
0
0
0
Gạo
80g
100g
120g
0
0
0
0
0
0
Mì, miến
100g
200g
300g
0
0
0
0
0
0
Khoai tây
150g
300g
450g
600g
0
0
0
0
0
Hâm nóng
70g
140g
210g
280g
320g
350g
380g
420g
450g
50g
100g
150g
200g
250g
300g
350g
400g
450g
800g
1000g
1200g
1300g
1400g
1500g
1700g
1800g
2000g
Thịt bò, heo, cừu
300g
500g
800g
1000g
1200g
1300g
1800g
0
0
Thịt xiên
80g
100g
150g
200g
300g
400g
500g
600g
700g
Rã đông
Tự động
0
0
0
0
0
0
0
Lưu ý: Người sử dụng cần nhớ rằng kết quả của việc nấu nướng còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như hình dáng hoặc kích thước thực phẩm, vào sở thích của cá nhân bạn đối với thức ăn nấu chìn nhừ hay vừa chín tới và thậm chí cả việc vị trí bạn đặt thực phẩm trong lò vi sóng. Nếu bạn thấy rằng kết quả không như mình mong muốn thì hãy điều chỉnh lại thời gian nấu thêm một chút cho phù hợp.
6 Hãy cho biết chức năng của các nút điều chỉnh trên lò vi sóng?
  • GRILL - Chức năng nướng: Nhấn vào nút này để cài đặt chương trình nướng
  • COM1/COM2 - Chương trình kết hợp 1/kết hợp 2: Nhấn vào 1 trong 2 nút này để cài đặt chương trình kết hợp nướng + vi sóng
  • TIME/MENU - Cài đặt thời gian/chương trình: Xoay núm để cài đặt đồng hồ thời gian hoặc thời gian nấu/Xoay núm để chọn chương trình nấu tự động bao gồm cả tự động rã đông
  • WEIGHT ADJ - Điều chỉnh theo trọng lượng đồ nấu: Sau khi chọn xong chương trình nấu tự động, sử dụng nút này để phân loại cân nặng đồ nấu
  • CLOCK - Đồng hồ: Nhấn nút này để cài đặt đồng hồ và nhấn lại 1 lần nữa để tắt
  • START - Khởi động: Nhấn nút Start để bắt đầu chương trình nấu. Nhấn và giữ một lúc để bắt đầu chươnng trình nấu nhanh cấp tốc mà không cần cài đặt mức nấu và thời gian nấu
  • STOP/CANCEL - Dừng/Huỷ bỏ: Nhấn nút này để huỷ bỏ việc cài đặt hoặc cài đặt lại trước khi muốn cài đặt lại chương trình nấu mới. Nhấn 1 lần để dừng nấu tạm thời hoặc 2 lần để huỷ bỏ chương trình nấu. Nút này còn được dùng để cài đặt khoá an toàn đối với trẻ em
 http://cata.vn/Desktop.aspx/Cau-hoi-thuong-gap/Cau-hoi-thuong-gap/FAQs_Lo_nuong_va_Lo_vi_song/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét