Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Sưu tầm: LÀM GIẤM NUÔI BẰNG CHUỐI và CÔNG DỤNG CỦA GIẤM

Khi làm giấm, trong hũ chứa có một lớp men vi sinh, lớp men này càng ngày sẽ càng dày lên và chính lớp men này làm cho hỗn hợp nước trong hũ trở chua thành giấm. Hầu hết các bà nội trợ VN đều gọi lớp men vi sinh này là "con giấm". Vì có thể làm con giấm "mập ra" là nhờ " nuôi " bằng nước đường, con giấm càng lớn sẽ làm cho nước đường càng mau thành giấm. Như vậy càng "nuôi", con giấm sẽ làm cho thu lợi càng nhiều. Vậy thì sao mà không gọi là giấm nuôi cho được. Chữ nghĩa dân gian VN mà. Một số bà nội trợ tin rằng khi làm giấm nuôi, "con giấm" càng dày thì sẽ làm ăn phát đạt cho nên họ không cho ai con giấm bao giờ. Còn để cho "con giấm" mà chết thì chỉ có trừơng hợp là đã đem nó ra phơi nắng hoặc sau khi lấy hết nứơc giấm chua ra mà không cho thêm nước đường vào thì "con giấm" chẳng có gì để ăn là phải chết thôi. Điều này chứng tỏ tinh thần của người làm giấm đang "có vấn đề ". Có thể là đang phải đối đầu với một công việc gì đó mà nắm chắc thất bại chẳng hạn. Đây chỉ là chuyện ngoài lề kiểu "mê tín dị đoan" dân gian.

Bếp VN sử dụng nhiều loại hột quả như chuối chín, thơm ( khóm, bứa), gạo, bã rượu sấu, me để làm giấm. Tùy vật liệu sử dụng sẽ cho ra giấm có mùi thơm và vị chua khác nhau. Xin trao đổi với các bạn một trong những cách làm đơn giản, hiệu quả nhất bằng chuối và nước đường. Cho ra thành phẩm có thể để lâu mà chất lượng không thay đổi.

VẬT LIỆU:

- Lọ thủy tinh có nắp đậy, thể tích khoảng 10 lít
- 1 lít nước dừa tươi
- Nước lọc nấu sôi để nguội.
- 100 cc. rượu trắng trên 30 độ. Có thể dùng saké Nhật, Vodka Nga, Gin Mỹ chỉ cần rượu trắng không mùi là được.
- 5 hay 6 trái chuối sứ, chuối xiêm chín - khoảng 500 - 700 gram. Lột vỏ, tước chỉ bao quanh thân trái chuối. Hoặc các loại chuối trái lớn thông thường.

THỰC HÀNH:

- Cho nước dừa tươi + chuối + rượu vào hũ thủy tinh, châm nước lọc vào khoảng 8/10 thể tích hũ, đậy nắp, để chỗ thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và không xê dịch. Để trong khoảng 45 - 60 ngày, tùy thời tiết, trên mặt hỗn hợp sẽ kết một lớp men vi sinh nhìn như một lớp váng trắng đục, đó là "con giấm". Càng để lâu, con giấm càng dày lên và trở thành trong đục như một con sứa lớn. Khi có con giấm là nước trong hũ bắt đầu trở thành giấm chua, để càng lâu càng chua, canh chừng thời gian, nếm thử thấy độ chua vừa ý, nhẹ tay chiết giấm ra, đừng để con giấm trôi theo bể ra.

- Sau khi chiết giấm ra, vẫn để xác chuối và con giấm trong hũ, pha nước đường với công thức: 1 chén đường cát trắng + 6 chén nước lọc, khuấy cho tan đường, châm vào hũ giấm và cũng chỉ châm 8/10 hũ. Thời gian nước đường thành giấm sẽ nhanh hơn lần đầu tiên và sẽ kết thành một lớp con giấm khác. Khi giấm đã chua, lại chiết ra rồi thêm nước đường vào theo công thức trên.

- Cứ mỗi lần lấy giấm ra và châm nứơc đường vào, sẽ có thêm một lớp con giấm mới, mỏng hơn và lớp con giấm đầu tiên sẽ rất dày.

- Phải gây hũ giấm khác khi trong hũ đã phải có kết vài lớp "con giấm" vì những lớp con giấm sẽ dày lên làm choáng hết thể tích hũ. Dùng một hũ thủy tinh khác, nhẹ tay sớt một lớp con giấm sang hũ mới rồi châm nước đường theo công thức trên, thời gian sau nước đường trong hũ mới sẽ trở chua thành giấm.

- Giấm sau khi chiết ra lọc lược cho trong bằng túi vải thưa, có thể dùng được ngay, muốn để dành, nấu sôi giấm lại, để nguội, cho vào chai đậy kín. Nếu để lâu mà chưa dùng đến, giấm trong chai sẽ tiếp tục kết màng thành con giấm, hiện tượng này bình thường, giấm sẽ chua hơn và vẫn dùng được.

- Sau khi gây được hũ giấm thứ ba, vớt bỏ xác chuối ở hũ làm lần đầu.

- Lưu ý trong khi làm giấm cũng như giấm đã làm xong, luôn để hũ, chai giấm chỗ thoáng mát, bóng râm không để ra nắng.

- Giấm làm bằng chuối có màu trắng trong, hơi đục. Có thể thay chuối chín bằng thơm thật chín, cắt lát nhưng giấm làm bằng thơm thường có màu vàng.

@ Đối với những bà nội trợ VN biết dùng giấm nuôi, đem tặng một hũ giấm nuôi có cả con giấm là cả một món quà rất thơm thảo, chân tình

Read more: http://nauanchay.blogspot.com/2009/02/lam-giam-nuoi-bang-chuoi.html#ixzz2YEAyX3SI



CÔNG DỤNG CỦA GIẤM
55 Công dụng không ngờ của giấm
*Giới thiệu:
Trong khi hiện nay đang có xu hướng lạm dụng các chất tẩy rửa độc hại, các phụ gia chứa chất độc, các loại thuốc, hóa mỹ phẩm có chất độc… đã lãng quên mất một trợ thủ thân thiện môi trường, đó là giấm.
Ngoài tác dụng làm gia vị mà các bà nội trợ thường dùng trong nấu nướng. Giấm còn có nhiều công dụng khác nhiều người chưa biết.
  1. Chiếc tách sứ yêu thích của bạn bị cáu bẩn bởi vết trà hoặc cà phê rửa không sạch được ư? Sao bạn không thử tẩy chúng bằng dấm? Tráng hai muỗng nhỏ Giấm vòng quanh lòng chiếc tách dơ bẩn, sau đó tráng rửa lại bằng nước sạch, bạn sẽ hài lòng có lại chiếc tách đẹp như mới.
  2. Giấm còn giúp chăm sóc mái tóc có dầu. Giấm là chất tẩy dầu tốt dành cho những mái tóc dầu, bởi nó giúp cân bằng độ pH. Gội đầu với loại dầu gội bạn thường dùng, xả nước sạch, rồi gội đầu tiếp bằng 1/4 tách Giấm. Cuối cùng xả lại bằng nước sạch.
  3.  Tẩy sạch những vết bẩn khó tẩy trên những đôi giày bốt, đây là một công dụng tuyệt vời khác của dấm. Nhúng một chiếc áo cũ đã bỏ đi vào dấm, rồi chà xát lên vết bẩn để trả lại nguyên trạng vẻ đẹp ban đầu của đôi giày bốt cưng.
  4.  Những chiếc áo len của bạn sẽ trông mượt như tơ trở lại với sự trợ giúp của Giấm. Chỉ cần nhỏ một chút dấm vào giữa những vòng xả nước của máy giặt, hoặc hòa dấm vào một trong những lần vò nước bằng tay, khi ôm chiếc áo đã khô vào lòng, bạn sẽ cảm nhận cảm giác vô cùng mềm mại như một chiếc áo len mới mua.
  5. Tẩy sạch cà phê : đây là một công dụng thú vị khác của Giấm. Đổ đầy nước pha dấm vào ngăn chứa nước của máy pha cà phê và nhấn nút cho máy chạy như khi bạn pha một mẻ cà phê vậy. Cứ làm như vậy một vài lần thì chiếc máy pha cà phê của bạn sẽ sạch bóng những vết ố do cà phê lưu lại lâu ngày.
  6.  Giấm  là người trợ thủ đắc lực giúp các bà nội trợ tẩy rửa sạch chiếc máy rửa chén bị cáu bẩn. Chỉ cần mỗi tháng một lần, đổ một tách dấm vào chiếc máy rửa chén trống không, bấm nút cho máy chạy một vòng, dấm sẽ giúp tẩy sạch vết cáu của xà phòng bám trong lòng máy rửa chén và những chi tiết bằng thủy tinh trên máy.
  7.  Một công dụng đáng ngạc nhiên nữa của Giấm là đánh bật dễ dàng những miếng tem hoặc nhãn có in hình bấm lì lợm nhất trên mọi sản phẩm. Quét một ít Giấm lên bề mặt sản phẩm có miếng tem giá hoặc nhãn hình, chờ cho Giấm ngấm trong vòng 5 phút, sau đó bạn chỉ cần nhẹ nhàng chùi sạch phần tem giấy đã bị bong ra.
  8. Giấm còn giúp tiêu diệt cỏ dại mọc giữa những khe đất trên lối đi lát đá trong vườn hoặc men vỉa hè. Đổ đầy Giấm vào bình xịt nước và xịt lên bề mặt cỏ nhiều lần, cần chú ý xịt không chừa chỗ cỏ nào dù nhỏ nhất để làm sạch hoàn toàn lớp cỏ dại.
  9. Giấm dùng làm chất tẩy cặn vôi  cho các đồ dung chứa nước có độ cứng cao như phích đựng nước, ấm đun nước….
  10.  Ngăn ngừa kiến: xịt giấm vào những khe cửa, đồ dùng hoặc những nơi có kiến bò
  11. Đánh bóng các lớp sơn  xe: dùng vải mềm thấm giấm nguyên chất để lau sạch và đánh bóng lớp sơn xe
  12.  Khử mùi hôi ở chó: dùng giấm chà xát lên lông chó, sau đó tắm sạch.
  13. Ngăn mèo: vẩy giấm lên những nơi mà bạn không muốn con miu miu mon men tới gần.
  14.  Lau sàn: hòa một tách giấm trắng với 8 lít nước nóng và dùng nước này để lau sàn nhà.
  15.  Làm tươi rau bị héo: ngâm rau đã héo vào hỗn hợp gồm nước và giấm theo tỷ lệ 2 tách nước / 1 muỗng canh giấm.
  16. Chữa da bị cháy nắng: dùng giấm trắng chà nhẹ lên vùng da bị bỏng nắng, lặp lại nhiều lần cho đến khi cảm giác đau rát dịu đi.
  17.  Làm da bớt khô và ngứa: cho 2 muỗng canh giấm vào nước tắm.
  18.  Trị gàu: trộn hỗn hợp gồm giấm táo, nước và dầu ôliu, mỗi thứ hai muỗng canh. Dùng hỗn hợp này mát xa da đầu, để yên từ 15 đến 20 phút rồi gội lai bằng dầu gội. .
  19.  Khử mùi cống trong bếp: mỗi tuần 1 lần đổ 1 tách giấm xuống cống, để yên trong khoảng 30 phút sau đó giội sạch lại bằng nước.
  20. Thông cống: đổ 1 nắm bột soda xuống cống, đổ tiếp ½ tách giấm, đậy nắp cống và để yên trong khoảng 20 giây rồi dội sạch bằng nước nóng.
  21. Khử mùi hành: thoa giấm vào ngón tay trước và sau khi cắt hành.
  22.  Làm sạch và diệt khuẩn cho thớt gỗ: dùng giấm nguyên chất để rửa thớt.
  23.  Tẩy sạch mủ trái cây dính ở tay: thoa giấm vào tay có dính mủ.
  24. Tẩy dầu mỡ và khử mùi trên chén đĩa: hòa 1 muỗng canh giấm với nước xà phòng ấm rồi rửa chén đĩa.
  25.  Rửa sạch bình trà: đun sôi hỗn hợp giấm và nước, rót vào bình trà, các vết ố vàng cứng đầu sẽ bị tẩy sạch
  26.  Rửa và khử mùi chai lọ: dùng giấm rửa các chai lọ để khử mùi hôi còn vương lại.
  27. Làm sạch hộp đựng thức ăn: dùng bánh mì ngâm vào giấm rồi đặt bánh mì vào hộp đựng thức ăn và để qua đêm.
  28. Giấm Có thể thay thế cho chanh trong công thức làm một số món ăn rau củ trộn. Dùng 1/2 muỗng cà phê dấm thay thế cho 1/2 muỗng nước cốt chanh trong công thức chế biến món ăn của nhiều gia đình.
  29.  Làm sạch tủ lạnh: chùi rửa tủ lạnh bằng hỗn hợp gồm ½ nước và ½ giấm.
  30. Làm sạch máy giặt: cho vào máy 1 tách giấm, khởi động chu trình giặt như bình thường (không có quần áo) để tẩy sạch xà phòng còn sót lại trong máy.
  31.  Làm sạch máy rửa chén: cho 1 tách giấm vào vòng quay cuối để làm sạch xà phòng còn bám trong lòng máy và đồ thủy tinh. Có thể làm mỗi tháng 1 lần.
  32. Tẩy sạch đồ dùng bằng thép không gỉ: dùng khăn nhúng giấm để lau chùi đồ dùng bằng kim loại.
  33.  Tẩy vết bẩn ở ấm, bình, chậu: cho 3 muỗng canh giấm và khoảng ½ lít nước vào ấm, bình có vết bẩn. Đặt lên bếp và đun sôi cho đến khi vết bẩn biến mất.
  34. Làm sạch lò vi sóng: đun sôi 1 tách nước có pha thêm ¼ tách giấm trong lò vi sóng sẽ giúp khử  mùi hôi và tẩy sạch vụn thức ăn còn bám trong lò.
  35. Tẩy vết hoen gỉ ở vật bằng kim loại: ngâm vật cần tẩy vào dung dịch giấm nguyên chất
  36.  Khử mùi nấu nướng: đặt một xoong nhỏ có hỗn hợp nước và chút xíu giấm đun riu riu trên bếp. Hơi nước tỏa ra sẽ khử được mùi thức ăn còn vương trong bếp.
  37.  Làm thông bàn ủi hơn nước: cho hỗn hợp gồm ½ giấm và ½ nước vào ngăn chứa nước. Điều chỉnh sang chế độ ủi hơi và để bài ủi dựng đứng trong khoảng 5 phút.
  38.  Tẩy vết cháy trên bàn ủi: đun nóng hỗn hợp giấm và muối (mỗi thứ một nửa), chà hỗn hợp này lên bề mặt bàn ủi (lúc nguội) để tẩy sạch vết cháy đen.
  39. Làm mượt vải: hòa thêm ½ tách giấm vào nước xả cuối để làm vải bớt xơ và giữ màu tốt hơn.
  40. Tẩy vết bẩn trên quần áo: cho giấm vào chỗ có vết bẩn, vò nhẹ trước khi giặt.
  41.  Khử mùi thuốc lá ở quần áo: xả nước nóng vào bồn giặt, cho thêm 1 tách giấm rồi cho quần áo vào.
  42.  Làm sạch lớp đề can dính trên vải: dùng bàn chải thấm giấm chải vài nơi cần tẩy đề can hoặc ngâm quần áo với giấm trước khi giặt.
  43. Chùi mắt kính: Nhỏ vào mỗi tròng mắt kính 1 giọt giấm sau đó lau sạch lại bằng vải
  44.  Giữ hoa tươi lâu: hòa 2 muỗng giấm và 1 muỗng đường vào mỗi lít nước cắm hoa.
  45.  Dập lửa: đổ giấm vào ngọn lửa đang cháy bùng để đập tắt lửa



10 tác dụng cho sức khỏe của giấm

  1. Làm sảng khoái tinh thần: cho 1 muỗng giấm táo vào ly nước, thêm tí đường. Vậy là bạn đã có một ly nước giải khát có ích cho cơ thể.
  2. 2.           Giúp giảm béo

Giảm béo là một đề tài muôn thuở của phụ nữ, trong giấm hàm chứa 20 loại axit amin và 16 loại axit hữu cơ, có thể thúc đẩy chất đường bài tiết, giảm thấp cholesterol. Axit amin hàm chứa trong giấm ăn thường ngày của chúng ta không những có thể làm tiêu hao chất béo trong cơ thể mà còn có thể thúc đẩy chất đường, protein trao đổi thuận lợi, đạt được hiệu quả giảm béo.

Vì vậy, phụ nữ muốn giảm cân hãy thử uống 10-15ml giấm gạo vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

  1. 3.     Chống lão hóa

Đông Y cho rằng, giấm có tác dụng đẩy đi những cái tích tụ và sản sinh ra cái mới, có tác dụng hỗ trợ nhất định đối với cải thiện tuần hoàn máu cho da, thúc đẩy da trao đổi chất cũ mới. Y học hiện đại nghiên cứu chứng minh, giấm có tác dụng hỗ trợ chống ôxy hóa, chống lão hóa, đẩy lùi nếp nhăn.

Buổi tối sau khi rửa mặt, lấy 1 thìa giấm, 3 thìa nước hòa trộn vào nhau, lấy miếng bông gạc nhúng vào nhẹ nhàng chấm lên chỗ có nếp nhăn và dùng ngón tay trỏ nhẹ nhàng mát-xa từ 3-5 phút sau đó lấy nước ấm rửa sạch mặt. Kiên trì làm như thế trong thời gian dài có thể giúp tiêu trừ các nếp nhăn nhỏ ở trên mặt.

Tay là khuôn mặt thứ 2 của phụ nữ, bảo vệ và giữ gìn để có được đôi tay đẹp cũng là một việc không được xem nhẹ. Sau khi rửa tay, dùng giấm trắng và nước pha theo tỉ lệ 3:1, sau đó bôi lên trên tay, để như thế khoảng 5 phút và dùng nước lạnh rửa sạch. Kiên trì thì sẽ có trắng mịn, mềm mại.

  1. 4.     Cải thiện giấc ngủ

Đông y cho rằng giấm có thể hoạt huyết tản tụ, dùng giấm ngâm chân có thể thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, giải trừ mệt mỏi, giúp chúng ta ngủ ngon.

Vì vậy, những người hay bị mất ngủ thì hãy thử lấy 2.500ml nước nóng khoảng 40oC và 150ml giấm gạo hòa chung và ngâm chân.

Khi đi tắm chúng ta cũng có thể cho một lượng giấm thích hợp vào bồn tắm sẽ giúp tẩy trừ mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ.

  1. 5.     Phòng bệnh phụ khoa

Giấm trắng có tác dụng diệt khuẩn, có hiệu quả trị liệu viêm âm đạo và ngứa ngoài âm đạo rất tốt. Mỗi lần dùng khoảng 1.000ml nước ấm thêm vào khoảng 10-15ml giấm trắng, sau đó dùng nước này vệ sinh bên ngoài âm đạo và tẩy rửa bồn tắm.

So sánh với các phụ nữ dung nước vệ sinh hàng ngày khác thì dùng giấm trắng rửa bên ngoài xong, bên ngoài âm đạo trở nên trơn bóng, thoải mái, không cảm giác khô

  1. Trị mụn nhọt hoặc nám, tàn nhang nhiều thì cũng thường bị táo bón ở các mức độ khác nhau. Y học hiện đại nghiên cứu chứng minh, trong giấm để lâu ngày hàm chứa phong phú axit amin, một số loại chất xúc tác và nhiều loại axit béo không bão hòa, có thể thúc đẩy đường ruột nhu động, duy trì cân bằng môi trường sinh thái của vi khuẩn trong đường ruột, giữ cho đại tiện được thông suốt.

  1. Trị táo bón : Nếu bị táo bón quá nặng chúng ta có thể uống một thìa giấm khi bụng đang đói vào mỗi sáng thức dậy, sau đó uống một cốc nước sôi để nguội, uống liên tục trong vòng 1 tuần sẽ có hiệu quả thông tiện rất tốt.

  1. Làm dịu cơn đau họng: Pha 1 muỗng canh giấm táo vào 1 ly nước. Dùng nước này xúc miệng và uống

  1. Chữa lang ben: dùng giấm ăn (4%) bôi vùng da có nấm 2 -3 lần/ngày

  1. Chữa nấm kẽ chân: ngâm chân bằng nước muối pha giấm, hoặc dung
         giấm bôi vào kẽ chân
Nguồn: http://thpt-btxuan.thuathienhue.edu.vn/tai-nguyen/cac-to-chuyen-mon/to-hoa-tin/cong-dung-cua-giam.htm

Thêm những công dụng bất ngờ của dấm táo

Không ai còn lạ gì dấm táo. Dấm táo cũng giống như các loại dấm ăn khác được tạo thành sau một quá trình lên men tự nhiên.
Dấm táo ngoài tác dụng dùng trong chế biến các món ăn còn có nhiều công dụng khác và đặc biệt còn được coi là một trong những dược liệu có tác dụng chữa trị một số bệnh tự nhiên.

1. Tăng cường sức lực sau khi tập luyện
  
Tập thể dục và gây ra căng thẳng đôi khi, trong trường hợp tập luyện quá sức còn gây ra tình trạng tích tụ axit lactic trong cơ thể, gây mệt mỏi. Điều thú vị là, các axit amino có trong rượu dấm táo có tác dụng như một loại thuốc giải độc cho tình trạng này. Hơn nữa, dấm rượu táo có chứa kali và các enzym có thể làm giảm cảm giác mệt mỏi. Sau này, những khi kể cả không luyện tập mà bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi thì có thể cho thêm một hai thìa dấm táo vào một ly nước rau để lạnh hoặc một ly nước rồi uống.

2. Làm trắng răng
  
Súc miệng với giấm táo vào mỗi buổi sáng là điều vô cùng có lợi. Dấm giúp loại bỏ vết bẩn, làm trắng răng, và tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và nướu của bạn. Sau khi súc miệng có thể chải răng như bình thường. Bạn cũng có thể đánh răng bằng nước soda mỗi tuần một lần để làm trắng răng.

3. Xử lý các vấn đề dạ dày
Nhấp một ngụm nước dấm táo sẽ rất có ích nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn dẫn đến bệnh tiêu chảy. Dấm táo có đặc tính kháng sinh nên có thể giúp làm giảm nhẹ vấn đề này. Hơn nữa, theo kinh nghiệm dân gian thì dấm táo có chứa pectin, có thể giúp làm dịu các cơn co thắt ruột.

4. Trị nấc cục
  
 Vị chua của dấm táo có thể ngăn chặn nấc cục. Vậy nên, mỗi khi bị nấc, bạn chỉ cần lấy một thìa cà phê dấm pha với nước để uống.

5. Điều trị khó tiêu
  
Nếu bạn có tiền sử gặp chứng khó tiêu trong ăn uống, trước khi ăn hay nhấp một ít dấm táo. Hoặc có thể thêm 1 muỗng cà phê mật ong và 1 muỗng cà phê rượu dấm táo vào một cốc nước ấm và uống 30 phút trước khi ăn tối.
6. Trị chứng chuột rút chân ban đêm
  
Để giảm chứng chuột rút chân vào ban đêm, bạn chỉ cần dùng phương pháp dân gian đơn giản là thêm 2 muỗng canh dấm táo và một chút mật ong vào một cốc nước và uống. Bạn có thể chuẩn bị sẵn hỗn hợp này và để ở nơi thuận tiện nhất phòng trường hợp chẳng may bị chuột rút.

7. Chữa nghẹt mũi
  
Trộn một muỗng cà phê dấm táo trong một cốc nước và uống hàng ngày. Hỗn hợp này giúp hệ thống thoát nước xoang làm việc tốt hơn.

8. Chữa đau họng
  
Ngay khi bạn cảm thấy có dấu hiệu gai gai của viêm họng, hãy dùng dấm táo để trị ngay vấn đề từ khi mới phát sinh và để giúp ngăn chặn sự lây nhiễm vượt quá mức cho phép. Hầu hết các vi khuẩn không thể tồn tại trong môi trường axit dấm. Chỉ cần trộn ¼ tách dấm táo với ¼ cốc nước ấm và súc miệng mỗi giờ hoặc lâu hơn.
Theo KTGĐ
Nguồn: http://vn.nang.yahoo.com/th%C3%AAm-nh%E1%BB%AFng-c%C3%B4ng-d%E1%BB%A5ng-b%E1%BA%A5t-ng%E1%BB%9D-c%E1%BB%A7a-d%E1%BA%A5m-005904266.html

 

1 nhận xét:

  1. Cám ơn bài viết của bạn, rất hữu ích đấy ạ!
    Cho mình hỏi thêm là uống giấm bao lâu thì giảm cân? Mình cám ơn :)

    Trả lờiXóa